Cùng tìm hiểu Bệnh Béo Phì – Nguyên nhân – Phương pháp điều trị của Đông y (Phần 2)

(Tiếp theo phần 1)

Chẩn đoán:

Để có được sự chẩn đoán chính xác bệnh béo phì, cần chú ý mức độ béo phì và nguyên nhân, biến chứng.

  1. Đánh giá mức độ béo phì: Chúng ta có thể dùng một trong hai cách sau:

* Theo cân nặng tiêu chuẩn (CNTC): Được tính theo công thức

CNTC (Kg) = Chiều cao (cm) – 100 x 0,9.

Một người có cân nặng so với CNTC vượt từ 10 – 19,9% gọi là quá trọng lượng (Mập), vượt từ 20% trở lên là béo phì.

Hoặc: Trọng lượng cơ thể hiện tại – trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn x 100 Trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn.

Trọng lượng cơ thể của trẻ nhỏ (kg) = tuổi x 2 + 8

b%C3%A9o ph%C3%AC4 Cùng tìm hiểu Bệnh Béo Phì   Nguyên nhân   Phương pháp điều trị của Đông y (Phần 2)

*Theo tỉ lệ % của mỡ:

Tỉ lệ % của mỡ (ký hiệu là F) như sau:

F= (4,570/mật độ cơ thể – 4,142) x 100

Nam giới F= 15%, vượt quá 25% là béo phì.

Nữ giới F= 22%, vượt quá 30% là béo phì.

Béo phì thường chia ra 4 độ:

Béo phì độ I: Cân nặng tăng từ 20-30% CNTC.

Béo phì độ II: Cân nặng tăng từ 31-40% CNTC.

Béo phì độ III(bệnh nặng): Cân nặng tăng từ 41-50% CNTC.

Béo phì độ IV(bệnh nặng): Cân nặng trên 50% CNTC

*Theo chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index) viết tắt là BMI tính theo công thức:

 

Trong đó W khối lượng cơ thể người tính bằng (Kg)

H là chiều cao cơ thể người tính bằng (m).

BMI < 18: người gầy

BMI = 18 – 24,9: người bình thường

BMI = 25 – 29,9: người béo phì độ I

BMI = 30 – 34,9: người béo phì độ II

BMI > 35: người béo phì độ III

b%C3%A9o ph%C3%AC 6 Cùng tìm hiểu Bệnh Béo Phì   Nguyên nhân   Phương pháp điều trị của Đông y (Phần 2)

Điều trị:

Theo Đông Y có thể chia bệnh béo phì ra 5 thể loại:

  • Thể tỳ hư thấp trở: Triệu chứng béo phì, phù, mệt mỏi, uể oải, thân thể nặng, tay chân nặng, tiểu ít, bụng đầy, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch trầm, nhu.
  • Thể vị nhiệt thấp trở: Triệu chứng béo phì, đầu nặng, choáng váng, thân thể mỏi mệt, khát, thích uống, rêu lưỡi hơi vàng nhờn, mạch nhu
  • Thể can khí uất trệ: Triệu chứng béo phì, ngực đầy, hông sườn trướng tức, kinh nguyệt không đều hoặc bế kinh, mất ngủ, hay mơ, lưỡi sẫm, mạch nhu.
  • Thể tỳ thận lưỡng hư: Triệu chứng béo phì, uể oải, đầu váng, lưng đau, gối mỏi, liệt dương, rêu lưỡi mỏng, mạch trầm nhược.
  • Thể thận dương suy: Triệu chứng béo phì, đầu váng, lưng đau, chân mỏi, ngũ tâm phiền nhiệt, rêu lưỡi mỏng, đầu lưỡi đỏ, mạch nhu.

Khi điều trị cần chú ý theo dõi một số điểm sau để dễ đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị:

– Ba tháng là một liệu trình, hết một liệu trình nếu trong lượng cơ thể giảm được 3kg là có hiệu quả.

– Sau một liệu trình, nếu trọng lượng cơ thể giảm từ 5kg trở lên là có hiệu quả rõ.

– Sau một liệu trình, trọng lượng cơ thể đạt đến trong lượng cơ thể tiêu chuẩn, được xem là khỏi bệnh.

-Trong thời gian uống thuốc, cứ cách một tháng nên ngưng uống thuốc 3-5 ngày rồi lại tiếp tục.

b%C3%A9o ph%C3%AC 5 Cùng tìm hiểu Bệnh Béo Phì   Nguyên nhân   Phương pháp điều trị của Đông y (Phần 2)

Dựa vào kinh nghiệm lâm sàng, các nhà điều trị học Y Học Cổ Truyền nêu ra 8 nguyên tắc điều trị sau:

Hóa thấp – Khứ đờm – Lợi thủy – Thông phù – Tiêu đạo – Thư can, Lợi đởm – Kiện tỳ bổ thận – Ôn dương. (Còn tiếp)

Lương Y Võ sư : Nguyễn Hùng

(Chủ biên Blogsuckhoe)

(Cần ghi rõ nguồn khi sử dụng bài viết này)

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *