Vị khuẩn HP và bệnh viêm dạ dày

Từ trước tới này nhiều bệnh nhân bị bệnh viêm dạ dày, ung thư dạ dày sau khi đi khám và làm xét nghiệm thường thấy bác sĩ kết luận là có vi khuẩn Hp. Vậy vi khuẩn Hp là gì?

Khuẩn Hp là một loại xoắn khuẩn Gram âm, có từ 3-5 chiên mao. Nhờ cấu tạo này mà vi khuẩn có thể chui sâu và sống được trong lớp nhầy bao phủ trên niêm mạc dạ dày. Khi nghiên cứu kỹ hơn về các đặc tính di truyền của vi khuẩn, người ta nhận thấy nó không hoàn toàn giống như Campylobacter. Do vậy, vi khuẩn đã được chính thức đổi tên thành Helicobacter pylori (Helix: xoắn, bacter: khuẩn, pylori: sống ở hang môn vị). Hp còn có khả năng tiết ra men urease làm thủy phân urê thành CO2 và amôniắc (NH3) tạo nên một lớp có tính kiềm bao bọc xung quanh vi khuẩn. Khi gặp môi trường không thuận lợi, vi khuẩn có thể biến đổi thành dạng hình cầu, tạm ngưng hoạt động và ngưng tiết men urease. Đến khi gặp điều kiện thích hợp, nó sẽ hoạt động trở lại. Đây là những đặc tính thích nghi khá độc đáo giúp vi khuẩn tồn tại được trong môi trường acid dạ dày.

hp Vị khuẩn HP và bệnh viêm dạ dày

Nhiễm Hp là một trong những nhiễm khuẩn mạn tính thường gặp nhất ở người. Tần suất nhiễm Hp thay đổi tùy theo tuổi, tình trạng kinh tế-xã hội và chủng tộc. Người ta ước tính có hơn nửa dân số trên thế giới đã bị nhiễm Hp, chủ yếu ở các nước đang phát triển với tần suất nhiễm rất cao từ 50-90% ở lứa tuổi > 20 và hầu hết trẻ em bị nhiễm ở độ tuổi từ 2- 8 (5,6,8). Việt Nam cũng thuộc vùng có tỷ lệ nhiễm Hp cao, vào khoảng > 70% ở người lớn. Trong khi đó, ở các nước phát triển, tuổi bị nhiễm thường > 50 tuổi, chiếm hơn 50% dân số. Tần suất này tăng thêm 10% mỗi năm. Đường lây nhiễm chủ yếu là đường ăn uống (phân-miệng) hoặc lây trực tiếp (miệng-miệng) qua nước bọt. Ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, nước và thức ăn bị nhiễm là nguồn lây lan quan trọng ban đầu.

Thông thường dạ dày tiết ra acid để tiêu hóa thức ăn nhưng đồng thời nó cũng có một lớp nhày để bảo vệ lớp niêm mạc. Nhưng vì một lý do nào đó acid dịch vị tăng lên nhiều (thường ảnh hưởng bởi yếu tố thần kinh) hoặc lớp nhày này bị tiết ra ít đi (không đủ bảo vệ niêm mạc) thì “ngoại bang” rất dễ tấn công. Lúc HP “đổ quân” vào dạ dày, nếu hàng rào chống đỡ thành dạ dày yếu đi thì nó sẽ chui vào dưới lớp nhày, “đánh chiếm” và xâm nhập dễ dàng vào lớp niêm mạc dạ dày. Sau đó phá hủy bằng việc tiết ra các men và độc tố tế bào, làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày, gây viêm loét.

Vi khuẩn HP sống trong dạ dày, dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày, sát cạnh các tế bào biểu mô, không xâm nhập các mô. HP sống được trong môi trường axit ở dạ dày vì nó đòi hỏi ôxy ở mức độ rất thấp và sản xuất ra nhiều urease, urease sẽ chuyển ure thành amoniac làm cho môi trường sinh sống của HP trở thành kiềm. Ngoài ra HP còn sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này gây bệnh cho niêm mạc dạ dày, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng. Ở một số người nếu vi khuẩn ở trong dạ dày thời gian dài nhiều năm có thể gây ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP còn tồn tại trong bựa răng, nước bọt. Do đó có thể lây từ người này qua người khác do ăn uống chung.

Về điều trị bệnh lý dạ dày do nhiễm HP, các loại thuốc thường được sử dụng gồm: thuốc trung hòa acid dịch vị, thuốc băng niêm mạc dạ dày, thuốc giảm tiết axít dịch vị, kháng sinh để diệt HP do thầy thuốc chỉ định. Người bệnh tuyệt đối không được tự dùng kháng sinh vì hiện nay vi khuẩn HP đã kháng nhiều loại kháng sinh, nhất là đối với người thường xuyên tự ý sử dụng kháng sinh. Sau mỗi đợt điều trị cần tái khám và làm các xét nghiệm kiểm tra đã diệt được vi khuẩn HP chưa theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Theo Lương y Nguyễn Hữu Toàn bệnh nhân bị viêm dạ dày có vi khuẩn Hp ngoài việc điều trị bằng thuốc Đông y cần phải đảm bảo vệ sinh trong ăn uống, có chế độ ăn uống hợp lý, ăn uống đúng giờ sẽ có hiệu quả cao.

Theo Benhdaday

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *