Ung thư tế bào gan nguyên phát (HCC) bắt đầu xảy ra từ tế bào gan. Người ta chưa biết chính xác nguyên nhân HCC nhưng viêm gan do siêu vi mãn tính, xơ gan là yếu tố nguy cơ HCC. Xơ gan chiếm 80% truờng hợp HCC. Ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm, gây tử vọng cao nên việc phát hiện sớm và kiếm soát nó là một yếu tố rất quan trọng.
Các phương pháp xét nghiệm bệnh ung thư gan
1. Nồng độ AFP trong máu
AFP là một loại protein trong hòan cảnh bình thường được tiết ra từ tế bào gan chưa trưởng thành của thai nhi. Do đó, trong điều kiện bình thường AFP trong máu có thể cao ở trẻ sơ sinh hoặc phụ nữ có thai. Trong điều kiện bệnh lý, AFP được tiết bởi tế bào ung thư gan, ung thư tinh hoàn hoặc ung thư buồng trứng,… hoặc tề bào gan tái sinh (trong viêm gan mạn).
Nồng độ bình thường phải <10 ng/ml.
<200 ng/ml là tăng nhẹ: có nguy cơ cao sẽ bị ung thư tế bào gan.
<500 ng/ml: tăng vừa, xuất hiện ở những người ung thư gan hoặc có tình trạng viêm gan mãn tính.
>500 ng/ml tăng rất cao: 99% là ung thư tế bào gan, hoặc ung thư ở buồng trứng hay tinh hoàn.
Độ tin cậy của xét nghiệm rất cao 90%: tức là nếu xét nghiệm là dương tính (AFP tăng lên) thì 90% bệnh nhân đó mắc bệnh ung thư tế bào gan.
Nhưng độ chính xác của xét nghiệm chỉ đạt từ 40%, tức là trong số bệnh nhân bị ung thư tế bào gan, chỉ có 40% có kết quả dương tính. Nói cách khác ở người có kết quả xét nghiệm âm tính, không thể xác định người đó không mắc bệnh.
Bên cạnh đó, đa số những người được phát hiện có AFP cao trong máu lại đang ở trong giai đoạn sau của bệnh. Do đó, AFP riêng lẻ chưa bao giờ được coi là một công cụ tầm soát hữu hiệu.
2. Siêu âm chẩn đoán ung thư gan
Cùng với xét nghiệm AFP, siêu âm là 1 xét nghhiệm thông thường nhất được sử dụng để phát hiện ung thư gan. Độ nhạy cảm của xét nghiệm này là 68%-87% (tức là hễ 100 người có khối u trong gan được siêu âm thì có 68-87 người được phát hiện).
Siêu âm chẩn đoán ung thư gan
Còn mức độ dương tính giả là 28%-82% (tức là hễ trong 100 người được cho là thấy khối u ở gan trên siêu âm thì có thể có từ 28-82 người thực tế không phải mắc ung thư gan. Cho thấy mức độ tin cậy của xét nghiệm này ở mức trung bình). Đa số những trường hợp dương tính giả là do trong gan của người đó có những nốt tân sinh do quá trình xơ gan, và những người này cũng nên được giới thiệu đến chuyên khoa để có những chẩn đóan chính xác hơn (xơ gan cũng là một bệnh nghiêm trọng và có tỉ lệ tử vong không kém gì ung thư).
Việc kết hợp siêu âm gan va đo nồng độ AFP trong máu tối ưu hơn việc thực hiện riêng lẻ các xét nghiệm này trong phác đồ tầm soát ung thư gan.
3. Xét nghiệm khác
Chức năng gan: xét nghiệm này được dùng nhiều trong chẩn đóan các bệnh ở gan như viêm gan siêu vi, xơ gan (vì toàn bộ lá gan bi ảnh hưởng trong các bệnh này) hơn là được sử dung trong chẩn đoán ung thư gan.
Tuy nhiên, nếu kết quả cho thấy có sự giảm Albumin/máu (một chất protein trong máu do gan sản xuất, chất này bị giảm chứng tỏ chức năng gan đã bị tổn thương), cùng với sự tăng của Alkaline Phosphatase, bệnh nhân đó nên được làm những xét nghiệm khác để xác định thêm.
Làm gì khi phát hiện bệnh ung thư gan?
Khi không may phát hiện mình bị ung thư gan, người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo liệu pháp điều trị của bác sĩ để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị. Người bệnh cần có tâm lý thoải mái, tin tưởng vào phác đồ điều trị, đồng thời giữ gìn chế độ ăn uống hợp lý để góp phần giữ gìn sức khỏe tốt hơn và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Theo Tribenhgan