Cây xạ đen có tên khoa học là Celastrus hindsii Benth.et Hook. Hay còn gọi là cây bách giải, cây đồng triều, bạch vạn hoa, cây dây gối, quả nâu, xạ đen cuống, thuộc loại cây dây leo thân gỗ,mọc thành búi, thân cây dạng dây dài 3-10m, cành tròn, lúc non có màu xám nhạt, sau chuyển sang màu nâu về sau có màu xanh. Lá không có lông, phiến lá bầu dục.
Trong xạ đen có chứa các chất: Fanavolnoid (chất chống oxy hóa có tác dụng phòng chống ung thư); Saponin Triterbenoid (có tác dụng chống nhiễm khuẩn); Quinon (có tác dụng làm cho tế bào ung thư hóa lỏng dễ tiêu).
Cây xạ đen.
Cây xạ đen được xếp vào một trong những loại thuốc quý nhất, theo dân gian ngày trước khi đi rừng các cụ thường có mang theo 1 nắm cây Xạ đen để phòng trường hợp bị thương sẽ dùng xạ đen để điều trị vết thương và cầm máu. Trong cuộc sống cây xạ đen có tác dụng phòng chống trong điều trị ung thư, hạn chế phát triển của các khối u; tiêu viêm giải độc, mát gan; ăn ngủ tốt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Theo đông y thì cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, ung thũng, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ trướng và đặc biệt trong chữa trị ung thư. Trong tài liệu nghiên cứu mới nhất của Viện quân y 103 đã công nhận tác dụng chữa trị bệnh của cây xạ đen là làm hạn chế sự phát triển của các khối u trong cơ thể người bệnh.
Có thể dùng xạ đen như sau: lấy 100 gam xạ đen rửa thật sạch cho vào siêu đất với 800 ml nước, đun sôi trên 30 phút rồi gạn lấy nước uống thay cho nước uống khác trong ngày. Dùng khi nào nước sắc nhạt màu thì thay ấm khác. Nước xạ đen nếu để trong tủ lạnh càng thơm ngon, rất dễ uống.
Lưu ý: Phụ nữ mang thai không nên sử dụng sản phẩm từ xạ đen, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.. Không nên ăn rau muống khi sử dụng xạ đen vì rau muống sẽ làm mất tác dụng của thuốc.
Theo Tribenhgan