Trong Đông y thuốc từ rễ cỏ tranh có tên gọi là mao căn. Tùy mục đích chữa bệnh, mao căn được bào chế và có tên gọi khác nhau, cụ thể: Bạch mao căn: (rửa sạch, tẩm nước cho hơi mềm rồi cắt thành đoạn, phơi khô, sàng bỏ chất vụn) mao căn thán: Lấy những đoạn bạch mao căn, cho vào nồi sao tới màu nâu đen, phơi khô; Sinh mao căn: rễ cỏ tranh tươi rửa sạch, thái nhỏ.
Rễ cỏ tranh là bộ phận dùng làm thuốc từ cây cỏ tranh. Cây cỏ tranh là loại cỏ sống lâu năm. Lá mọc thẳng đứng, phiến lá xanh. Cụm hoa hình chùy, có nhiều bông nhỏ, phủ đầy lông mềm và dài màu trắng. Quả thóc nằm trong các mày như vỏ trấu. Cây mọc hoang khắp nơi trong cả nước. Rễ cỏ tranh mặt ngoài màu trắng ngà hay vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và nhiều đốt mang các lá vẩy và rễ con. Khi làm thuốc, đào lấy thân rễ, cắt bỏ phần trên cổ rễ, rửa sạch đất cát, tuốt bỏ sạch bẹ, lá và rễ con, thái nhỏ.
Trong Đông y thuốc từ rễ cỏ tranh có tên gọi là mao căn. Tùy mục đích chữa bệnh, mao căn được bào chế và có tên gọi khác nhau, cụ thể: Bạch mao căn: (rửa sạch, tẩm nước cho hơi mềm rồi cắt thành đoạn, phơi khô, sàng bỏ chất vụn) mao căn thán: Lấy những đoạn bạch mao căn, cho vào nồi sao tới màu nâu đen, phơi khô; Sinh mao căn: rễ cỏ tranh tươi rửa sạch, thái nhỏ.
Rễ cỏ tranh có vị ngọt tính hàn, đi vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị và bàng quang. Có công năng lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế vị nhiệt. Chủ trị các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu, hỗ trợ điều trị viêm thận cấp…
Phương thuốc: Linh chi 20g, Đảng sâm 30g, Hoàng bá 10g, Đại hoàng 6g, Hổ trượng 10g, Mao căn (rễ cỏ tranh) 20g, Đương quy 12g, Đơn sâm 20g, Tang diệp (lá dâu) 12g.
Bào chế: Tất cả dược liệu sau khi dùng nước rửa sạch, dùng lửa nhỏ sắc hai nước, hòa lại.
Cách dùng: Chia uống hết 2 lần vào sáng và chiều, dùng liền 1 tháng.
Công dụng: Bổ huyết, thanh nhiệt.
Theo Tribenhgan