Atisô (tên khoa học: cynara scolymus) nguồn gốc: Là loại câu lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại trồng để lấy hoa làm rau ăn. Atiso không chỉ là nguồn thực phẩm mà còn hỗ trọ tiêu hóa, cải thiện chức năng của túi mật và mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với gan.
Atiso – Vị thuốc lợi gan, bổ mật
Theo các bác sĩ chuyên khoa gan cho biết atiso là một vị thuốc rất tốt cho gan và mật, chất chống oxy hóa cynarin và silymarin có trong atisô rất có ích cho gan. Một số thí nghiệm cho thấy chúng còn có tác dụng phục hồi chức năng của gan. Trước đây, atisô thường được sử dụng trong khoảng thời gian dài như là thảo dược thay thế cho thuốc trong việc điều trị một số bệnh về gan.
Đối với những bệnh nhân gan, mật mắc chứng khó tiêu thì atiso coi như vị thuốc cứu tinh cho người bệnh, thuốc lợi tiểu tự nhiên, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, cải thiện chức năng của túi mật và mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với gan. Người già dùng atisô làm thuốc nhuận tràng rất tốt vì nó không gây tiêu chảy ồ ạt, mà cũng không có tác dụng phụ. Bệnh nhân khi mắc chứng bệnh về gan, mật có thể sử dụng atiso bằng nhiều các dưới đây:
Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh. Bộ phận dùng làm rau của cây atisô là cụm hoa bao gồm đế mang hoa, các lông tơ và các lá bắc (có phần gốc mềm màu trắng bao chung quanh).
Thành phần dinh dưỡng: Trong 100g hoa atisô có chứa: 3-3,15g protein, 0,1-0,3g lipid, 11-15g glucid (chủ yếu là inulase, tốt cho người bị tiểu đường) và 82g nước.
Ngoài ra, hoa atisô còn có chứa các khoáng chất như mangan, phospho, sắt, các vitamin A, B1, B2, C, cung cấp 50-70 calori. Hoa atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).
Trong Đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường, thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể…
Chế biến: Rửa sạch hoa, chẻ dọc thành 6-8 miếng, luộc chín, nấu canh, hầm xương lợn hay bò, hoặc xào với nấm. Chú ý: khi dùng hoa atisô chỉ nên dự trữ trong tủ lạnh tối đa 7 ngày, khi nấu không dùng nồi bằng nhôm hay gang vì các kim loại này làm atisô mất màu, gây đắng khó ăn.
Trên đây là công dụng của hoa atiso cũng như những cách sử dụng atiso cho bệnh nhân gan mật mà các bác sĩ chuyên khoa gan cung cấp cho bệnh nhân có thể áp dụng, khi dùng hoa atiso thì bệnh nhân cũng nên tiến hành áp dụng đúng liều lượng để việc sử dụng được hiệu quả nhất.
Theo Tribenhgan