Rau Sam có nhiều dinh dưỡng. Theo Viện Vệ sinh dịch tễ: Rau sam có 1,4% protit, 3% gluxit, 1,3% tro, 85mg% canxi, 56mg% P, 1,5mg% Fe, 26mg% Vitamin C, 0,32mg% caroten, 0,03mg% Vitamin B1, 0,11mg% Vitamin B2 và 0,7mg% Vitamin PP.
Nghiên cứu ở Đài Loan cho thấy: trong rau Sam tươi có 1% muối kali, trong rau khô có 10%.Các nhà Dược học Pháp phát hiện trong rau Sam có nhiều axit béo đa dạng không no Omega 3 nhất là axit alpha-linolenic. Các axit béo Omega 3 cải thiện trạng thái lỏng các màng tế bào – yếu tố chủ yếu của sức sống trong cơ thể.
Vai trò của các axit béo Omega 3 trong bảo vệ tim mạch đã được chứng minh rộng rãi, ngoài ra nó còn có nhiều tác dụng khác như: ngăn ngừa hay điều trị bệnh tiểu đường, bệnh rối loạn hệ thống thần kinh, các bệnh chức năng… Trong lá rau Sam có nhiều chất chống oxy hoá. Các chất này tăng cường tác dụng bảo vệ các axit béo Omega 3 ở tế bào bằng cách tách các gốc tự do.
Các nhà Dược học Pháp đã nghiền cả cây rau Sam khô trong môi trường khí trơ lạnh, bột nghiền được đóng thành viên nhộng, mỗi viên có 400mg bột nghiền để phòng trị bệnh cao huyết áp. Cách dùng: uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1 viên, 2 tháng nhắc lại. Theo Đông y, rau Sam vị chua, tính hàn (lạnh), không có độc, vào 3 kinh: tâm, can và tì, trị lỵ ra máu, tiểu tiện đục, khó khăn, trừ giun sán, dùng ngoài trị ác thương. Người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy không nên dùng. Các lương y có nhiều bài thuốc dùng rau Sam chữa bệnh:- Chữa trẻ đi lỵ, đau bụng mót rặn: Rau Sam giã vắt lấy nước cốt, đun sôi, chế thêm một thìa đường cho uống.- Đại tiện ra máu tươi: Lá rau Sam 300g; Lá Đậu ván 200g. Giã nát, vắt lấy nước cốt uống trong ngày.
– Giun kim: Rau Sam 1 nắm lớn. Dùng 2 bát nước sắc còn 1 bát, uống lúc đói. Có thể thêm ít muối, giấm thì tốt hơn hoặc ăn canh rau sam nhiều ngày.
– Lỵ ra máu mủ: Rau Sam 100g, Cỏ sữa 100g. Dùng nước sắc uống. Nếu đại tiện ra máu nhiều thì thêm: Rau Má 24g, Cỏ nhọ nồi 20g. Dùng 4 – 5 ngày.
– Sán xơ mít nhỏ: Rau Sam 1 nắm, nấu lấy 1 bát nước, hoà thêm giấm uống lúc đói, ăn cả xác.
– Sản hậu đi lỵ ra máu, bụng đau, tiểu tiện bí: Rau Sam rửa sạch, giã nát, vắt nước cốt, thêm mật uống.
– Trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh rốn, nóng như lửa đốt (sốt phát ban): Rau Sam rửa sạch,giã sống, vắt nước cốt cho uống, bã thì xoa đắp.
– Lậu đái buốt: Rau Sam rửa sạch, vắt lấy nước uống.
– Tích tụ trong bụng: Rau Sam 1 nắm to, cho vào 1 nhúm muối và 1 bát nước giấm, giã nhỏ, vắt lấy nước cốt uống. Uống nhiều lần thì tiêu.
– Đái ra máu: Rau Sam nấu canh ăn liên tục 3 – 7 ngày là khỏi.
– Mụn nhọt: Rau Sam tươi, giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, ngòi mụn dễ ra.
– Trẻ em chốc đầu: Giã nát rau Sam tươi, thêm nước sắc đặc bôi lên hoặc đốt ra than, hoà với mỡ lợn, bôi.
– Xích bạch đới: Giã nát rau Sam, vắt lấy nước hoà với lòng trắng trứng gà, hấp chín, ăn trong vài ngày. Mỗi ngày dùng 100g rau Sam tươi.
Theo Suckhoedoisong